Biện pháp thi công cáp dự ứng lực là điều hết sức cần thiết với các kỹ sư cũng như giám sát công trình. Vật liệu cáp dự ứng lực với nhiều ưu điểm vượt trội đã và đang được sử dụng rất nhiều trong các công trình hiện đại ngày nay.

Vậy bạn đã nắm được cách bố trí cáp dự ứng lực hay chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo ngay bài viết hôm nay của Vật tư thiết bị Châu Âu nhé!

Biện pháp thi công cáp dự ứng lực hiệu quả & tiết kiệm chi phí nhất
Biện pháp thi công cáp dự ứng lực hiệu quả & tiết kiệm chi phí nhất (Nguồn: Internet)

Quy trình biện pháp thi công cáp dự ứng lực hiệu quả, nhanh và an toàn

Theo như kinh nghiệm của chúng tôi thì quá trình thi công cáp dự ứng lực sẽ xen kẽ với các quá trình khác (cốp pha, bê tông sàn và cốt thép). Biện pháp thi công sẽ bao gồm các bước như sau:

1. Tiến hành lắp dựng đà giáo và cốp pha

Phần cốp pha đáy dầm theo nguyên tắc kéo dài đến 1,2m tính từ mép ngoài của sàn để làm sàn thi công cáp. Xung quanh sàn thao tác sẽ được lắp đặt lan can bảo vệ bằng thép. Khi đã hoàn thành nghiệm thu thì tiếp theo là xác định vị trí đặt neo, cáp và những con kê thép.

Vị trí được xác định với thước dây, đánh dấu bằng sơn lên phần cốp pha và vị trí con kê cũng tương tự như vậy.

2. Lắp đặt phần thép lớp dưới của sàn thi công

Bạn phải lưu ý lắp đặt phần lớp dưới của dầm và sàn tuân thủ đúng như thiết kế và nguyên tắc TCVN4453-1995.

Lắp đặt thép lớp dưới của dầm & sàn tuân thủ tiêu chuẩn TCVN4453-1995
Lắp đặt thép lớp dưới của dầm & sàn tuân thủ tiêu chuẩn TCVN4453-1995 (Nguồn: Internet)

3. Lắp đặt phần neo và cáp dự ứng lực

Vị trí lắp đặt đế neo và cốc nhựa tạo hốc neo phải trùng khớp với vị trí đã đánh dấu trên cốp pha. Đồng thời phải được liên kết kỹ càng với cốp pha thành theo như thiết kế ban đầu. Hoàn thành xong đế neo và cáp thì bắt đầu lắp đặt phần thép gia cường ở đầu neo.

4. Lắp dựng cốt thép ở lớp trên sàn và thép đai

Phần cốt thép trên cũng như thép đai ở dầm dọc phải được lắp dựng đúng như thiết kế và tuân thủ chính xác tiêu chuẩn TCVN4453-1995. Được phép dịch cốt thép thường khỏi vị trí ban đầu nếu vị trí cốt thép trên hoặc thép đai cắt qua thép dự ứng lực.

Lắp dựng cáp cốt thép ở lớp trên sàn và thép đai tuân thủ tiêu chuẩn TCVN4453-1995
Lắp dựng cáp cốt thép ở lớp trên sàn và thép đai tuân thủ tiêu chuẩn TCVN4453-1995 (Nguồn: Internet)

Vị trí di chuyển vừa đủ để không làm thay đổi vị trí cáp dự ứng lực. Liên kết các lớp thép dưới của sàn bằng con kê. Việc này nhằm ngăn chặn tình trạng dịch chuyển của cáp thép trong quá trình đổ bê tông sàn kế tiếp.

5. Thực hiện việc lắp dựng con kê tạo Profile cùng cách chi tiết đặt trước

Màu sơn của những con kê được đánh dấu tương đồng với màu tại vị trí đánh dấu trên cốp pha sàn cần đặt. Khoảng cách của con kê được đặt là a1000mm, vị trí và cấu tạo được thiết kế để định hình sợi cáp đúng như trong Profile thiết kế.

Chúng sẽ được liên kết bằng dây thép (1mm) với thép dự ứng lực và thép sàn. Dựa theo yêu cầu thiết kế để lắp đặt các chi tiết đặt sẵn, cáp điện, cứu hỏa, thông tin, các ống kỹ thuật,…

6. Đổ bê tông phần sàn

Các bạn cần kiểm tra tổng thể mặt bằng để chắc chắn rằng đà giáo, thép dự ứng lực, thép thường, cốp pha, các bộ phận neo dự ứng lực và các chi tiết đặt sẵn đã lắp đặt ở vị trí chính xác, được cố định theo như thiết kế trước khi đổ bê tông sàn.

Nếu những chi tiết trên chưa đảm bảo đúng yêu cầu thì cần phải tiến hành điều chỉnh và sửa chữa ngay lập tức. Kiểm tra thật kỹ các công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông sàn, hoàn tất đầy đủ thì tiến hành đổ bê tông sàn.

Bạn lưu ý thi công đổ bê tông sàn phải tuân theo TCVN 4453-1995 và đổ liên tục theo từng khối. Đặc biệt không được làm thay đổi vị trí cáp dự ứng lực và cáp thường khi sử dụng máy đầm hay phương tiện vận chuyển.

7. Tháo dỡ khuôn neo và cốp pha thành

Tiến hành tháo cốp pha thành và khuôn neo sau 24 giờ đổ bê tông, thực hiện cẩn thận để bê tông không bị vỡ tại phần đầu neo. Cần kiểm tra lại cấu tạo đầu neo trong quá trình tháo cốp pha thành và khuôn neo.

Tháo dỡ khuôn neo và cốp pha thành sau khi đổ bê tông sàn
Tháo dỡ khuôn neo và cốp pha thành sau khi đổ bê tông sàn (Nguồn: Internet)

8. Kéo căng dây cáp dự ứng lực

Phần này được thực hiện khi đã đổ được 80% bê tông sàn hay theo như chỉ dẫn trong thiết kế. Xác định cường độ này thông qua việc thử mẫu với bê tông thành phẩm sau khi đã đổ bê tông được 7 ngày.

Bạn hãy kiểm tra thật kỹ lưỡng để đảm bảo 100% bản neo đặt vuông góc với trục cáp dự ứng lực trước khi tiến hành lắp neo và kích thủy lực cho việc kéo căng. Đồng thời, vị trí cáp và bản neo không bị xê dịch trong toàn bộ quá trình.

>>> Tham khảo sản phẩm: Địa chỉ cung cấp pa lăng uy tín, chất lượng tại TPHCM

9. Cắt bỏ phần đầu cáp thừa

Công việc kéo căng cáp dự ứng lực cho mỗi sàn hoàn thành thì bạn có thể bắt đầu cắt bỏ đầu cáp thừa. Độ tụt vào phần trong mép sàn của cáp còn lại rơi vào khoảng 15 – 20mm.

10. Công tác bảo vệ đầu neo

Thực hiện công tác bảo vệ đầu neo để bảo vệ cáp không bị ăn mòn bởi môi trường xung quanh. Các bước thực hiện gồm có: vệ sinh lỗ neo, bôi mỡ chống rỉ cho đầu cáp và neo, dùng vữa không co ngót đổ chèn hốc neo.

Bảo vệ đầu neo cáp dự ứng lực
Bảo vệ đầu neo cáp dự ứng lực (Nguồn: Internet)

11. Tháo dỡ đà giáo và ván khuôn

Sau khi đã nghiệm thu thì tiến hành tháo dỡ cốp pha và đà giáo. Kỹ sư cần có mặt tại công trình khi tháo dỡ để xử lý kịp thời các phát sinh không mong muốn.

Lời kết

Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu biện pháp thi công cáp dự ứng lực hiệu quả thông qua bài viết trên rồi. Nếu các bạn vẫn còn thắc mắc hay muốn tìm hiểu về vấn đề nào trong lĩnh vực xây dựng và cáp thép thì hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *